Định vị thương hiệu là gì? Lợi ích của định vị thương hiệu

Ngày nay, các doanh nghiệp kinh doanh luôn mong muốn mang lại những giá trị hữu ích tới khách hàng nhưng luôn lúng túng không biết định vị thương hiệu? Việc định vị thương hiệu phải triển khai như thế nào? Đó là trăn trở của nhiều doanh nghiệp trong thế giới cạnh tranh toàn cầu. Nội dung bài viết:

Định vị thương hiệu là gì?

“Định vị thương hiệu là việc giúp khách hàng thấu hiểu sản phẩm/dịch vụ. Định vị thương hiệu là nền tảng trong quá trình thực hiện các kế hoạch marketing dựa vào sứ mệnh, mục tiêu, định hướng, chiến lược của doanh nghiệp và các yếu tố tác động, biến động bên ngoài, cạnh tranh của doanh nghiệp của doanh nghiệp giúp chúng ta đưa ra được thông điệp định vị” – Theo Marketing Gốc. Mục tiêu là tạo hình ảnh khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Nét riêng của thương hiệu giúp khách hàng phân biệt sản phẩm này với các sản phẩm cùng loại. Việc cần thực hiện trước khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp (logo, bao bì, nhãn mác….)

Lợi ích khi định vị thương hiệu

– Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ – Khai thác đúng tâm lý, nhu cầu của khách hàng – Nâng cao năng lực và lợi thế kinh doanh – Tăng độ phủ thương hiệu Chiến lược định vị như thế nào? Mỗi một thương hiệu, doanh nghiệp đều có một hình ảnh nhất định trong tâm trí người tiêu dùng. Hình ảnh này được hình thành từ nhận thức về thương hiệu đó hay được hình thành từ quá trình trải nghiệm về sản phẩm. Chiến lược của doanh nghiệp là lựa chọn và xây dựng trong tâm trí khách hàng một thông điệp rõ ràng nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Việc định vị hình ảnh thương hiệu của mình tới khách hàng là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp. Thuộc tính ảnh hưởng định vị thương hiệu thành công: – Thuộc tính về sản phẩm – Thuộc tính về chất lượng – Thuộc tính về giá trị sử dụng hoặc ứng dụng – Người sử dụng sản phẩm – Lớp sản phẩm – So sánh với những sản phẩm cạnh tranh – Dựa trên lợi ích hoặc giải pháp

Yếu tố ảnh hưởng tới định vị

Giá trị mà khách hàng nhận được: Ví dụ: Bạn tập trung các sản phẩm cao cấp, chất lượng tốt, giao hàng nhanh… Đáp ứng nhu cầu thị trường: Thông điệp định vị phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Khác biệt so với đối thủ: Thông điệp không trùng với bất kỳ đổi thủ nào trên thị trường Khách hàng cảm nhận được giá trị: Đầu tiên thông điệp phải giúp khách hàng hiểu được giá trị, nếu không điều đó là vô nghĩa.  

Quy trình định vị thương hiệu

Trước khi xác lập, bạn cần phải hiểu được rằng đây là một quá trình dài, cần có tầm nhìn xa để đón đầu mọi biến đổi xảy đến trong tương lai. Quá trình đó không bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi các nhà hoạch định phải có tầm nhìn xa, thấu hiểu thị trường và mục đích của chiến lược thương hiệu.

1. Nhận dạng khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên trong chính là xác định đối tượng mục tiêu. Họ là ai, nhu cầu của họ là gì, họ đang quan tâm đến vấn đề gì, giải pháp nào phù hợp cho đối tượng ấy…, hãy phác thảo chi tiết nhất khách hàng mà thương hiệu đang hướng tới. Điều này sẽ giúp thương hiệu không đi nhầm hướng trong quá trình xây dựng định vị.

2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Bạn không thể thắng trận nếu không hiểu rõ đối thủ của mình là ai. Cho nên, bước tiếp theo để định vị được thành công chính là tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Ở bước này, bạn cần phải xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như nguy cơ có thể diễn ra của đối thủ và thị trường. Từ đó, tìm ra thị trường ngách để phát triển, tạo một dấu ấn rõ ràng về hướng đi của thương hiệu.

3. Xác định phương pháp định vị phù hợp

Từ cách ra mắt sản phẩm, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu,… cho đến nội dung truyền thông, tất cả đều phục vụ cho mục đích cuối cùng của định vị thương hiệu. Ví dụ, nếu bạn chọn định vị dựa theo cảm xúc thì các chiến dịch truyền thông, nội dung, quảng cáo sản phẩm đều khéo léo lồng ghép thông điệp cảm xúc. Nó phải đánh trúng tâm lý, nói lên được sở thích, mối bận tâm ở cuộc sống hiện đại…, khơi gợi sự đồng cảm của khách hàng. Chọn lựa phương thức nào không quan trọng, quan trọng là cách bạn triển khai nó như thế nào. Vì thế, chỉ cần có định hướng rõ ràng, mục đích cụ thể thì sẽ đạt được hiệu quả đúng như mong đợi. 4. Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị Sơ đồ định vị bao gồm trục hoành và trục tung tương ứng với thuộc tính sản phẩm mà thương hiệu cung cấp. Ví dụ, nếu một thương hiệu đánh vào hai giá trị cơ bản: sang trọng, phân khúc giá cao thì trục tọa độ như sau: Các cá nhân tham gia sẽ xác định vị trí của đối thủ, so sánh các điểm giống và khác nhau trong cách thức hoạt động của họ. Từ biểu đồ này, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy được thị trường ngách, xác định vị trí mong muốn của thương hiệu. Vị trí thuận lợi nhất là vị trí vừa phát huy được điểm khác biệt của thương hiệu, vừa khoanh vùng được lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động. Đừng chỉ chú tâm quá nhiều vào sự khác biệt của thương hiệu mà quên mất rằng khách hàng cũng cần xác định thương hiệu của bạn đang hoạt động ở lĩnh vực nào. Tóm lại, định vị thương hiệu như cơ quan đầu não trong chiến lược thương hiệu, phát tín hiệu cho các hoạt động khác thực hiện theo. Chỉ cần định vị sai, thương hiệu sẽ ngay lập tức bị lu mờ trước các đối thủ khác. Vì thế, hãy chậm rãi hoạch định chiến lược định vị để đạt được hiệu quả như đúng mong đợi nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *